Chọn kem chống nắng an toàn – một số thông tin cơ bản

spf của tinh dầu thiên nhiên

Chọn kem chống nắng như thế nào để bảo đảm an toàn tối ưu? Đầu tiên phải nắm được các khái niệm UVA, UVB, UVC, SPF, …

1. UVA, UVB và UVC là gì? Tác động đến da và sức khỏe ra sao? 

UVA, UVB và UVC là tên gọi của các bức xạ tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được phân loại theo độ dài bước sóng.

Tia cực tím C (UVC) là bức xạ tử ngoại có bước sóng ngắn trong khoảng 200-290nm. Tất cả các loại bức xạ này được lọc bởi tầng ozone để không có loại nào chạm tới bề mặt trái đất. Do đó tia này không đáng ngại mấy.

Tia cực tím B (UVB) có bước sóng trong khoảng từ 290-320nm, bao gồm ít hơn 1% bức xạ tia cực tím chiếu tới bề mặt trái đất. Tia UVB là nguyên nhân chính gây mẩn đỏ và rám nắng. Nó có xu hướng làm tổn thương lớp biểu bì trên bề mặt da, gây lão hóa da. Cường độ của nó thay đổi theo mùa, vị trí và thời gian trong ngày.

Tia cực tím A (UVA) có bước sóng từ 320-400nm, bao gồm hơn 99% bức xạ như vậy chiếu tới bề mặt trái đất. Tia UVA có khả năng thâm nhập vào da sâu hơn UVB và tăng cường tác hại của UVB. UVA phá hủy các tế bào da có tên là Keratinocytes (tế bào sừng) ở lớp đáy biểu bì da. UVA góp phần hay thậm chí có thể bắt đầu sự phát triển của bệnh ung thư da.

Do khả năng xâm nhập sâu của UVA, da ở ngoài trời hoặc trong phòng đều có thể tích lũy độc hại theo thời gian. 

những điều cần biết về tia uva và uvb
Tia UVA thâm nhập vào da sâu hơn so với tia UVB

2. Chỉ số chống nắng SPF

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số chống nắng, là thước đo khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB. Thang đo SPF không tuyến tính:

  • SPF 15 chặn 93% tia UVB
  • SPF 30 chặn 97% tia UVB
  • SPF 50 chặn 98% tia UVB

Một cách để nhìn vào điều này là kem chống nắng SPF 30 chỉ giúp bạn bảo vệ hơn 4% so với kem chống nắng SPF 15.

Hoặc, một cách khác để xem xét là:

  • SPF 15 (bảo vệ 93%) cho phép 7 trong số 100 photon xuyên qua
  • SPF 30 (bảo vệ 97%) cho phép 3 trong số 100 photon xuyên qua.

Vì vậy, trong khi bạn có thể không tăng gấp đôi mức độ bảo vệ của mình, thì SPF 30 sẽ chặn một nửa bức xạ mà SPF 15 sẽ truyền qua da bạn.

Để đơn giản, hầu hết các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF 15 hoặc SPF 30.

Mức độ ngăn chặn tia UVB tới da với SPF khác nhau
Mức độ ngăn chặn tia UVB tới da với SPF khác nhau

Tại sao không sử dụng nên dùng SPF thực sự cao? Kem chống nắng có SPF thực sự cao, chẳng hạn như SPF 75 hoặc SPF 100, không cung cấp sự bảo vệ lớn hơn đáng kể so với SPF 30. Ngoài ra, kem chống nắng SPF cao thường chỉ bảo vệ khỏi UVB chứ không chú trọng bảo vệ khỏi UVA.

3. Chọn kem chống nắng an toàn

Kem chống nắng để bảo vệ da tốt nhất cần có khả năng chống được cả UVA. Bạn cần chọn loại kem chống nắng an toàn có một trong 4 dấu hiệu sau:

  • Trên sản phẩm có dấu hiệu vòng tròn có chữ UVA. Ít nhất  nên chọn 3 sao (EU quy định), nhiều sao thì công dụng cao hơn.
dấu hiệu biết kem chống nắng uvb uva
Kem chống nắng bảo vệ UVA
  • Trên sản phẩm có chỉ số PA (Protection Factor of UVA). Dấu cộng phía sau PA có nghĩa sau:
    PA+ : Thời gian bảo vệ 4 tiếng
    PA++ : Thời gian bảo vệ 8 tiếng
    PA+++ là loại cực mạnh lên đến 12 tiếng.
  • Sản phẩm có ghi 2 chỉ số. Ví dụ: SPF 60-12, nghĩa là khả năng bảo vệ chống tia UVA-UVB; hoặc ghi rõ thành SPF 20A 20B; hoặc UVA/UVB, hoặc SPF 60 A=B.
  • Sản phẩm có ghi chữ “broad spectrum” hoặc “full spectrum” (phổ rộng). Loại kem chống nắng phổ rộng thường có chỉ số bảo vệ UVA ít nhất bằng 1/3 so với UVB.
kem chống nắng phổ rộng broad spectrum
Kem chống nắng phổ rộng

4. Phân loại kem chống nắng

Kem chống nắng được chia làm 2 loại sau

Chống nắng vật lý – Sunblock

Sunblock (chống nắng vật lý) bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán. Nó giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.

Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen. Do đó nó là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen.

Khi mua sunblock, nên xem trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không. Hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt. Thường zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide.

Sunblock bảo vệ rất lâu nhưng có nhược điểm là trông thấy rõ khi thoa lên da.

Chống nắng hóa học – Sunscreen

Sunscreen (chống nắng hóa học) hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB. Nhưng thường nó chỉ lọc được một phần UVA.

Gần đây, một số chất mới được phát minh như octylcrylene và benzophenone đã cải thiện đáng kể khả năng lọc UVA. Nhất là chất avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da. Và trong một số nghiên cứu cho thấy trường hợp ung thư vú và ung thư da do sunscreen.

Sunscreen chống nắng được khoảng 2 đến 3 giờ, khi thoa không lộ trên bề mặt da.

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

5. Chỉ số chống nắng của một số tinh dầu thiên nhiên

Một số loại dầu chiết xuất từ thực vật có khả năng chống nắng như:

  • Dầu hạt cà rốt: SPF 38-40
  • Dầu hạt mâm xôi: SPF 28-50
  • Dầu mầm lúa mì: SPF 20
  • Dầu quả bơ: SPF 4-15
  • Dầu dừa nguyên chất: SPF 2-8
  • Dầu ô liu: SPF 2-8
  • Dầu hạt maca: SPF 6
  • Dầu hạnh nhân: SPF 5
  • Bơ shea: SPF 3-6
  • Dầu jojoba: SPF 4

Cách dùng các loại dầu này đơn giản nhất là xoa trực tiếp như một lớp bảo vệ và làm dịu tổn thương da.

kem chống nắng chỉ số chống nắng một số loại tinh dầu
Chỉ số SPF của các loại dầu thực vật thiên nhiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 + 8 =