Rạn da lúc mang thai và sau sinh của phụ nữ

Rạn da lúc mang thai là tình trạng mà phần lớn các mẹ bầu gặp phải. Cùng với đó là sự thay đổi của rất nhiều các yếu tố khác như nội tiết.tố, vóc dáng, chế độ sinh hoạt hàng ngày,…

Các vết rạn da lúc mang thai xuất hiện như thế nào?

Trong giai đoạn này các bộ phận trên cơ thể mẹ buộc phải phát triển lớn hơn để tạo.điều kiện cho thai nhi phát triển, đặc biệt là vùng bụng. Các lớp mô hỗ trợ cho việc đàn hồi dưới da sẽ bị kéo căng theo từng.giai đoạn phát triển của con gây ra hiện tượng rạn da. 

Phần lớn mẹ bầu gặp tình trạng này từ tháng thứ 4 của thai kỳ khi mà em bé bắt đầu lớn lên. Có những mẹ đến tháng cuối mới xuất hiện các vết rạn nhưng có thể sâu.và tổn thương hơn rất nhiều so với những người bị rạn sớm. 

Các vết rạn có thể xuất hiện ở vùng bụng, mông, đùi, bắp chân hay ngực,… Biểu hiện rõ nhất ở vùng bụng khi các vết rạn.chuyển màu hồng và tím đậm, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.

Kích thước của vết rạn có thể dài hay ngắn, ít hay nhiều tùy thuộc vào mức.tăng cân của mẹ khi mang thai. Với mức độ tăng cân thông thường vào khoảng 10-12kg thì vùng rạn.da sẽ ít hơn so với mẹ mang thai tăng từ 15-20kg. 

Nguyên nhân của rạn da

1. Độ tuổi mang thai

Ở mỗi một độ tuổi mang thai khác nhau mà mức độ rạn da cũng sẽ khác nhau. Khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định và các mô.chưa thực sự phát triển hết vì thế, những vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện. Trong khi đó ngược lại, nếu mang thai khi đã lớn tuổi thì da đã bị lão hoá, độ đàn hồi của da.kém đi do collagen và elastin hỗ trợ làn da đã bị vỡ thì các vết rạn sẽ đậm và càng rõ hơn.

2. Tăng cân quá nhanh

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng và hàng đầu gây ra tình trạng rạn da. Các vết rạn xuất hiện khi trọng lượng.cơ thể của mẹ tăng nhanh hơn mức độ co giãn của da. Khi đó bề mặt da đột ngột bị kéo giãn, chưa kịp thích nghi với tốc độ phát triển của cơ thể. Các sợi collagen và elastin dưới da bị đứt gãy, gây nên tình trạng rạn da khi mang thai. 

3. Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể

Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn. Trong quá trình phát triển khi thai nhi.và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone estrogen để kích thích mạnh việc hình.thành các phân tử tiền hắc tố melanin làm tăng sắc tố da, các.vết rạn sẽ thẫm và đậm màu hơn.

4. Không vận động thường xuyên

Những người chăm tập thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng, thường xuyên.vận động.trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ.lệ rạn da ít hơn những người không luyện tập. Khi các cơ xương khớp trơn tru, máu được lưu thông.đều đặn..các mô giãn nở liên tục sẽ dễ dàng thích ứng với việc cơ thể mẹ tăng cân. 

5. Do cơ địa và di truyền

Có những người từ khi còn trẻ đã xuất hiện các vết rạn trên da ở khu vực bắp.tay, bắp chân và mông trong quá trình phát triển của tuổi dậy thì. Những người này thì cũng dễ gặp tình trạng rạn da khi có em bé. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít.bị rạn hơn, đặc.biệt rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.

Biện pháp hạn chế rạn da

Thực tế không có một biện pháp nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng rạn da mà chỉ hỗ trợ làm mờ và hạn chế tối đa. 

1. Tập luyện thường xuyên

Thực hiện các bài tập thể dục tác động lên các vùng da dễ bị rạn như: đùi, bắp tay, bắp chân,… Mặc dù các hoạt động này không giúp các vết rạn biến mất hoàn toàn nhưng nó.sẽ giúp làn da ở khu vực bị rạn sáng lên nhờ việc tăng khả năng đàn hồi của da. 

Trong quá trình luyện tập, các tuyến dầu dưới da sẽ kích thích tiết bã nhờn sẽ.cung cấp độ ẩm cho da và khiến da không bị khô. Một trong những bài tập phù hợp là yoga vì có thể dễ dàng thực hiện tại nhà cũng.như tác động một cách nhẹ nhàng. 

2. Uống đủ nước mỗi ngày

Uống nhiều nước để giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da được.mềm và.ẩm hơn, từ đó giúp da khỏe đẹp và giúp cho các vết rạn da.khi mang thai nhanh.chóng biến mất sau thời gian sinh nở.

3. Kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai

Việc mẹ bầu ăn nhiều hơn trong quá trình mang thai cũng là điều hợp lý nhưng nếu.cứ ăn thật nhiều thực phẩm mà không hấp thụ vào con thì sẽ là một sai lầm. Mỗi tháng mẹ nên theo dõi cân nặng của cả mẹ và bé, đảm bảo.ăn uống để tăng cân vừa phải trong thai kỳ từ 10-12kg, tốt nhất là tăng cân đều và từ từ. 

4. Dưỡng ẩm và massage

Da không được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ bị khô và làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn. Có thể pha hỗn hợp dầu massage từ thành phần dầu dừa và tinh dầu nghệ theo tỷ lệ: 5ml tinh dầu nghệ + 1 hũ dầu dừa 180ml tạo thành hỗn hợp dầu massage. 

Mỗi tối massage nhẹ nhàng 10 -15 phút trước khi ngủ sẽ kích thích các mô.dưới da được đàn hồi, cung cấp độ ẩm cho da và làm sáng các vết thâm rạn. Tinh dầu nghệ thiên nhiên sẽ hỗ trợ làm sáng màu da, giúp mờ các vết nhăn và vết rạn từ lúc.mang thai đến lúc sau sinh. 

Việc có một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh cũng tác động rất nhiều.đến việc cải thiện tình trạng da trong quá trình mang thai. Đừng vì những vết rạn mà cảm thấy mình tự ti hay xấu xí, quan trọng.nhất là một thai kỳ khỏe mạnh và kết hợp nhiều các phương pháp hỗ trợ khác nhau thì vết rạn.sẽ mờ dần sau sinh từ 6-12 tháng và có thể biến mất hoàn toàn nhé. 

Thông tin hỗ trợ:

– Website: aromagarden.net

– Hotline: 0968 601 887

– Fanpage: Tinh dầu Việt Nam

– Group hỗ trợ khách hàng: Aroma Garden và Khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 × one =