Câu hỏi liên quan trước và sau tiêm Vaccine Covid 19

Việc tiêm Vaccine Covid 19 không đảm bảo giúp chúng ta tránh hoàn toàn dịch.bệnh, nhưng đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ.mắc bệnh và những triệu chứng xấu hơn.

Trước khi được tiêm trong cộng đồng, các loại Vaccine phòng ngừa Covid 19.đều đã được trải qua những đợt thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt, được các chuyên gia.y tế và sức khỏe cộng đồng khuyến nghị sử dụng. 

Các loại Vaccine phòng ngừa Covid 19

Nội dungAstraZenecaSPUTNIKVSinopharmPfizer & Bio TechModerna
Liều tiêm2 liều, mỗi liều cách nhau 8-12 tuần2 liều, mỗi liều cách nhau 3 tuần2 liều, mỗi liều cách nhau 3-4 tuần2 liều, mỗi liều cách nhau 3-6 tuần2 liều, mỗi liều cách nhau 4 tuần
Sản xuất AnhNgaTrung QuốcMỹ & ĐứcMỹ
Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID – 19 có triệu chứng76% trong thử nghiệm lâm sàng mới nhất tại Mỹ, Peru và Chile khi 2 liều tiêm cách nhau 4 tuần91,6% sau tiêm liều đầu tiên 21 ngày trong thử nghiệm lâm sàng78,1% trong thử nghiệm lâm sàng95% sau 7 ngày tiêm liều thứ 2 với thử nghiệm lâm sàng94,1% sau 14 ngày tiêm liều thứ 2 trong thử nghiệm lâm sàng
Độ tuổi tối thiểu được phép tiêmThử nghiệm lâm sàng kiểm tra với người trên 18 tuổiThử nghiệm lâm sàng kiểm tra với người trên 18 tuổiTrên 18 tuổiTrên 12 tuổi. 100% hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng ở trẻ từ 12 – 15 tuổiTrên 18 tuổi
An toàn với phụ nữ mang thaiKhông có dữ liệu. Phụ nữ mang thai không được tham gia các thử nghiệmKhông có dữ liệu. Phụ nữ mang thai không được tham gia các thử nghiệmKhông có dữ liệu. Phụ nữ mang thai không được tham gia các thử nghiệmThử nghiệm lâm sàng ở phụ nữ mang thai bắt đầu vào tháng 2/2021. Các phát hiện sơ bộ trong thực tế từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021 không cho thấy mối lo ngại rõ ràng về an toàn ở những phụ nữ mang thai được tiêm vaccine.Duy trì việc theo dõi đăng ký kết quả mang thai ở những phụ nữ được tiêm chủng trong thai kỳ

Chuẩn bị gì trong quá trình tiêm Vaccine

Cách loại Vaccine Covid 19 đều đã được thử nghiệm với người có chế độ ăn uống.bình thường, không cần theo một chế độ đặc biệt nào. Hiện nay có rất nhiều thông tin liên quan đến việc kiêng.ăn một số loại thực phẩm nhưng điều quan trọng nhất là một thực đơn.ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học. Điều này không chỉ áp dụng trước và sau khi tiêm và trong cuộc.sống chúng ta vẫn cần thiết duy trì.

1. Trước khi tiêm

– Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

– Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại virus nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi tiêm chủng.

– Giữ cơ thể đủ nước: Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào trạng thái cơ thể và duy trì đều đặn.

– Chuẩn bị sẵn tinh thần và thực phẩm cho những ngày sau tiêm: các phản ứng có thể xảy ra như sốt, đau mỏi, buồn nôn,… Nên chuẩn bị thực phẩm dễ tiêu hóa như rau củ, khoai tây, táo, dưa. Các loại thuốc hạ sốt và vitamin C, cam, chanh để bù nước khi cần thiết. 

2. Khi đi tiêm

– Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

– Chủ động các thông tin liên quan đến cá nhân: 

  • Tình trạng sức khỏe
  • Bệnh mãn tính
  • Các loại thuốc sử dụng gần đây
  • Tình trạng nhiễm, mắc virus
  • Tình trạng mang thai hoặc đang cho con bú
  • Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay, gây trở ngại cho công việc hàng ngày.

3. Sau khi tiêm

  • Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng.
  • Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin. Chủ động liên lạc với cơ quan y tế gần nhất nếu có xảy ra bất kỳ phản ứng phụ nào như ngứa, khó thở, tê liệt,…
  • Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.

Hạ sốt sau khi tiêm bằng cách nào cho hiệu quả

Tỷ lệ người tiêm chủng bị sốt là rất cảo và phổ biến. Trước khi rời khỏi địa điểm tiêm, các bác sĩ cũng sẽ dặn dò và đưa ra lời khuyên về việc sử dụng thuốc hạ sốt.

Nếu gặp phải tình trạng đau mỏi và sốt cao kéo dài có thể sử dụng thuốc theo liều lượng khuyến cáo chưa thành phần paracetamol. Các loại vitamin C dạng viên sủi bù khoáng, nước. 

Nên uống thật nhiều nước lọc kết hợp cam, chanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Bạn có thể kết hợp uống nước tía tô không chỉ trước và sau tiêm mà duy trì trong thói quen hàng ngày. Tía tô có tính ấm và giải cảm tốt, giống như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm cho cơ thể. 

Nguồn tham khảo: https://moh.gov.vn/ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

one × 3 =