Các vấn đề răng miệng trẻ nhỏ thường gặp

các vấn đề răng miệng trẻ nhỏ thường gặp

Thói quen ăn uống cũng như vệ sinh không sạch sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho răng miệng trẻ nhỏ. Trong đó, chủ yếu là những bệnh về răng miệng trẻ nhỏ như sau:

Viêm loét miệng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét miệng ở trẻ nhỏ là do chấn thương nhỏ ở miệng, ăn nhiều thực phẩm chứa gia vị, có tính axit. Các rối loạn đường ruột nghiêm trọng hay suy giảm hệ thống miễn dịch cũng dễ gây viêm loét miệng.

Dấu hiệu khi bị nhiệt miệng là phần niêm mạc miệng (trong má, vòm miệng) hoặc bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng ngà, xung quanh viền vết loét có thể có màu đỏ. Viêm loét miệng khiến trẻ nhỏ đau đớn khi cử động, ăn nói, thậm chí ngay cả khi nuốt nước bọt. Bé có thể bỏ ăn, quấy khóc, chảy nước dãi. Trường hợp nặng hơn là bị sốt và nổi hạch.

Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau 1-2 tuần. Nhưng bệnh có thể tái phát nếu cha mẹ không bổ sung dưỡng chất phù hợp cho bé.

Răng vĩnh viễn mọc muộn

Có trường hợp khi trẻ rụng răng sữa từ 6 tháng đến một năm vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên. Có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng răng vĩnh viễn, răng mọc lạc chỗ hoặc chấn thương lúc té, tai nạn làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

Nếu tình trạng này kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến nha sĩ để chụp X – quang cung xương hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của các mầm răng vĩnh viễn và có hướng khắc phục sớm cho trẻ.

Sâu răng – mòn men răng

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường bị sâu răng do ăn quá nhiều đồ ngọt. Đường chính là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn sâu răng có điều kiện phát triển.

Sâu răng là sự tiêu hủy hóa cấu trúc vôi hóa tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng do vi khuẩn gây ra dẫn đến viêm tủy răng. Khi sâu răng, bé đau nhức và có thể sốt. Sâu răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập của trẻ.

Khi bị bệnh, trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu, miệng có mùi hôi. Răng sâu có lây lan ra những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh nếu không được chữa trị kịp thời. Các mẹ nên đưa con đi kiểm tra răng miệng định kỳ cũng như giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày để tránh những phiền toái do sâu răng gây ra.

Bệnh nha chu

Là bệnh viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng… Trong đó, viêm nướu và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất. Khi mắc bệnh viêm nướu, phần nướu răng của bé trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu. Đặc biệt là khi bé đánh răng sẽ dễ dàng để lại vết máu trên lông bàn chải. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm quanh răng. Trong trường hợp không điều trị đúng mức, xương, dây chằng quanh răng bị tiêu huỷ dần và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng ở trẻ.

Để hạn chế bệnh răng miệng ở trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Hình thành thói quen việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải đúng cách, dùng kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của. Để hiệu quả hơn, bé nên kết hợp cả kem đánh răng và nước súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ.

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Hạn chế để bé ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và axit cao. Bé nên ăn nhiều rau củ quả và những thực phẩm không gây nhiệt miệng. Đặc biệt cần bổ sung cho bé các thực phẩm giàu vitamin C và B12.

Ảnh sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

7 + 11 =