Các mũi tiêm phòng vắc-xin cho trẻ

Các lần tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Cơ chế hoạt động của vắc-xin

Khi có một loại vi khuẩn mới tấn công cơ thể, khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại những loại virut đó. Khi đã đẩy lùi được virut, cơ thể sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại loại virut tương tự trong tương lai. Cơ chế hoạt động của vắc xin cũng như vậy.

Vắc-xin bắt chước cơ chế đó của cơ thể, nhưng không làm bé bị bệnh. Nó làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng và khả năng ngăn ngừa bệnh. Do đó, sau khi tiêm phòng, bé có thể bị sốt nhẹ, đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường.

Tiêm vắc-xin đầy đủ cho bé quan trọng như thế nào?

So với những tác dụng phụ của vắc xin không mong muốn xảy ra, thì việc không tiêm vắc xin cho bé gây ra mối nguy hiểm hơn rất nhiều. Do đó, việc tiêm vắc xin là cách đơn giản và hiệu quả nhất giảm thiểu những rủi ro đến tính mạng và sức khỏe con trẻ.

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.

Các mũi tiêm phòng vắc-xin cho trẻ cha mẹ cần nhớ

Sau khi sinh

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới 1 tháng tuổi

Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi

Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm

Các tiêm phòng cho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi

Viêm não Nhật Bản B
Thủy đậu
Sởi, quai bị, Rubella
Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
Hib mũi 4
Viêm gan B mũi 4
Viêm gan A mũi 2

Các mũi tiêm phòng vắc-xin cho trẻ trên 24 tháng tuổi

Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
Viêm não Nhật Bản mũi 3
Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
Tiêm phòng thương hàn, tã
Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

– Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
– Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
– Các loại vắc-xin sống như lao, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 + sixteen =