Wonder Weeks – Tuần khủng hoảng của bé

wonder weeks tuần khủng hoảng của trẻ

Tuần khủng hoảng của bé là gì?

Wonder weeks hay Tuần khủng hoảng là giai đoạn bé trở nên khó tính hơn. Mọi nếp ăn, nếp ngủ của bé bị đảo lộn, bé hay quấy khóc và dễ trở nên cáu gắt. Giai đoạn dưới 2 tuổi, bé sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng như vậy.

Dấu hiệu nhận biết wonder weeks của bé

  • Bé khóc về đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn
  • Chán ăn, biếng bú mẹ
  • Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu
  • Dễ trở nên cáu gắt thường xuyên, bực bội, khóc lóc thường xuyên
  • Nhõng nhẽo, muốn được mẹ vỗ về, âu yếm

Bảng dự báo wonder weeks của bé

Bảng dự báo 10 thời điểm nhõng nhẽo của bé dưới đây sẽ phần nào giúp các mẹ đỡ stress và giảm bớt lo lắng khi thấy con trẻ có những dấu hiệu trên

wonder weeks - sơ đồ dự báo tuần khủng hoảng của trẻ
Nguồn: internet

Bảng dự báo trên chỉ mang tính chất tương đối, có thể xê dịch với từng trẻ, các mẹ cần quan sát bé để đoán xem bé có rơi vào tuần khủng hoảng hay không.

Cần làm gì khi bé “khó ở”?

Khi bé rơi vào tuần khủng hoảng wonder weeks, các mẹ có thể làm những điều sau để giúp bé dễ chịu hơn:

– Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút
– Giảm bớt 1 giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64)
– Không ép bé ăn
– Quan tâm đến bé nhiều hơn

Những tuần khủng hoảng có tác dụng như thế nào?

Tuần 5: 

– Bé có những chuyển biến về các giác quan
– Bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật
– Bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương

Tuần 8:

– Quan tâm đến đồ chơi, khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình
– Bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ

Tuần 12:

– Bé bỏ ăn, thức khuya nhưng bù lại con cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.

Tuần 19:

– Bắt đầu cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng
– Biết nhìn theo mẹ hoặc bố

Tuần 26:

– Biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người
– Có kỹ năng xác định khoảng cách phát triển
– Bắt đầu biết hét và cười to

Tuần 37:

– Có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác
– Muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo

Tuần 46:

– Biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn
– Thích chơi xếp chồng đồ vật

Tuần 55

– Thích vẽ, tự mặc, tự cởi quần áo của mình

Tuần 64:

– Biết pha trò, biết nũng nịu, làm nũng mẹ
– Bắt đầu bắt chước các biểu cảm và hành động của người lớn

Tuần 75:

– Trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm và ít ích kỷ
– Các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn

Kết

Tiến sỹ Hetty van de Rijt và Tiến sỹ Frans Plooij, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “The Wonder Week” – Tuần khủng hoảng cho rằng, không một cha mẹ nào “thoát” khỏi những cột mốc ẩm ương này của trẻ. Hai tác giả đã tổng kết được rằng những giai đoạn khó chịu này của trẻ thường gắn liền với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc. Việc các bậc cha mẹ cần làm là nắm bắt tâm lý của trẻ, có những giải pháp thích hợp để cùng trẻ phát triển toàn diện nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nineteen + twelve =