Tại sao phải quản lý chi tiêu cá nhân?
Điều mà ai cũng quan tâm là mùa Covid kéo dài tới khi nào? và ảnh hưởng tới mức độ ra sao? Quản lý tài chính cá nhân là một trong những vấn đề khiến cho bất kể cá nhân nào cũng quan tâm.
Ở đây Aroma Garden chia sẻ về cá nhân phải thuê nhà ở (không sống chung với gia đình).
Ví dụ cho một cá nhân chưa lập gia đình, chưa có con, sinh sống tại Hà Nội:
Khoản chi cố định | Số tiền |
Thuê nhà | 1.500.000đ |
Tiền gửi xe (hàng tháng) | 200.000đ |
Điện (giá nhà dân) | 300.000đ |
Nước (nhà dân) | 50.000đ |
Internet | 50.000đ |
Tổng | 2.100.000đ |
Khoản chi dao động | Số tiền (tháng) |
Ăn sáng | 15.000đ – 25.000đ – 600.000đ/tháng |
Ăn trưa | 30.000đ/ngày – 900.000đ/tháng |
Ăn tối | 30.000đ/ngày – 900.000đ/tháng |
Điện thoại di động | 250.000đ – 300.000đ/tháng |
Xăng xe | 300.000đ – 400.000đ/tháng |
Quần áo, giày đẹp | 300.000đ – 500.000đ/tháng |
Bảo dưỡng xe | 100.000đ – 200.000đ/tháng |
Đồ dùng sinh hoạt | 200.000đ – 300.000đ/tháng |
Tổng | < = 4.100.000đ |
Khoản chi phát sinh | Số tiền |
Cafe, ăn uống bạn bè | 200.000đ |
Sinh nhật, cưới hỏi,..v..v | 500.000đ |
Vật nuôi (nếu có) | 200.000đ |
Tổng | 900.000đ |
Chăm sóc, đầu tư bản thân, gia đình | Số tiền |
Thuốc men, khám chữa bệnh (trung bình) | 100.000đ |
Mỹ phẩm làm đẹp | 300.000đ |
Sách, thể thao, yoga.. | 250.000đ |
Gửi về nhà (nếu có) | 1.000.000đ |
Tổng | 1.650.000đ |
Vậy tổng các khoản chi (sơ bộ) của một thành viên dao động từ 8.000.000đ – 9.000.000đ. Sau khi có tổng mức chi phí cơ bản mình sẽ cân đối lại so với các khoản thu hiện có.
Ví dụ: khoản thu duy nhất là lương. Từ khoảng 6.000.000đ – 8.000.000đ. Vậy thì cần phải cân đối lại cho phù hợp hoặc phải tăng các khoản thu.
1. Một số cách thức giảm chi phí:
- Nấu ăn tại nhà. Có thể mua đồ về tự nấu ăn hoặc kết hợp người chung phòng.
- Gửi rau, củ quả từ nhà lên. Vừa sạch lại giảm thiểu chi phí.
- Sử dụng các app thanh toán tiền có voucher giảm giá, quà tặng thường xuyên để thanh toán tiền điện, nước.
- Hạn chế mua sắm – săn đồ sale chất lượng.
- Giảm thiểu chi phí sử dụng điện thoại – sử dụng các phương tiện liên kết miễn phí.
2. Tăng các khoản thu:
- Nếu đã đi làm một thời gian và có một vài kỹ năng nhất định. Hãy đề xuất công ty nhận mức lương chia nhỏ. Một khoản lương cứng cố định để đủ sinh sống, ngoài ra hãy nhận thêm việc hoặc ví trí mà công ty chưa có để tăng thêm thu nhập. Một thành viên có thể nhận 2-3 khoản chia nhỏ khác nhau.
- Kinh doanh thêm một số mặt hàng trong khả năng. Vốn dao động không nên quá mạo hiểm. Nên từ 1-2tr khởi điểm. Nếu có các thành viên khác hãy tìm cách kết hợp để bổ sung kinh nghiệm cho nhau.
- Gợi ý bố mẹ chuyển đồ từ quê lên để bán. Vừa tạo khoản thu cho gia đình, vừa vận dụng được kiến thức kinh doanh.
- Làm thêm ngoài giờ, chạy grab, thu ngân…v..v. Là những công việc phổ thông, thông dụng được lựa chọn. Tuy nhiên nên cân nhắc vì thường cách thức này tốn rất nhiều sức lực. Hãy để dành nguồn năng lượng để sáng tạo, tiết kiệm sức khỏe hơn.
- Bán những đồ bạn không sử dụng hoặc it sử dụng mà vẫn còn giá trị với người khác..
- Với những khách hàng đã biết với các sản phẩm của Aroma Garden, mọi người có thể tham khảo chính sách bán hàng: https://aromagarden.net/bang-gia-dai-ly/
- Tự làm đồ handmade độc đáo để kinh doanh.
=> Trong thời kỳ lạm phát, dịch kéo dài triền miên sẽ phát sinh nhiều cách thức kiếm tiền nhanh chóng, vay nợ dễ dàng. Nên lưu ý và có những kiến thức cơ bản để tránh vướng phải vòng lao lý do thiếu hiểu biết.
3. Các cách quản lý tài chính cần tham khảo:
Quy tắc: 50/20/30
Theo đó, bạn chia tiền lương của mình như sau: 50% cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho tiết kiệm.
Ví dụ: Nếu lương của bạn là 10.000.000đ. Thì 50% (5 triệu) sẽ dành để chi trả cho các khoản phí và chi tiêu trong gia đình, điện nước, tiền nhà. 30% (3 triệu) sẽ dành cho nhu cầu cá nhân ăn uống, cà phê với bạn bè,…; còn lại 20% (2 triệu) sẽ dành cho tiết kiệm.
Lưu ý: Chi phí tiền nhà không nên quá 30% các khoản thu.
Quy tắc quản lý qua 06 lọ:
- Lọ 1: Quỹ Tự do tài chính – 10% thu nhập:
Quỹ tự do hay nói cách khác là nguồn quỹ dự phòng cho tương lai cho các dự định riêng của bản thân. Bạn có thể dùng quỹ này để nghỉ hưu sớm hay thỏa mãn những đam mê nhờ quỹ này.
- Lọ 2: Quỹ Tiêu dùng dài hạn – 10% thu nhập.
Một nguồn quỹ giúp bạn trong các tình huống phát sinh như sức khỏe, bệnh tật… Có nguồn quỹ này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ.
- Lọ 3: Quỹ Giáo dục – 10% thu nhập.
Việc nâng cao tri thức sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức bản thân, phát triển năng lực và tạo dựng được nhiều mối quan hệ và cơ hội phát triển hơn. Quỹ này bạn có thể dùng để học thêm một khóa giao tiếp bằng ngôn ngữ khác hay các khóa học về kinh doanh tài chính.
- Lọ 4: Quỹ Hưởng thụ – 10% thu nhập.
Mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền hay quản lý tài chính vấn là để cuộc sống thêm hạnh phúc vui vẻ. Vì vậy bạn không nên quá khắt khe tiết kiệm mà quên đi những nhu cầu giải trí, hưởng thụ cho bản thân. Đây chính là phần thưởng cho sự nỗ lực cũng như những động lực để cố gắng hơn trong tương lai.
- Lọ 5: Quỹ Chia sẻ/Cho đi – 5% thu nhập.
Cho đi cũng là một cách để bạn có những niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Còn rất nhiều mảnh đời khó khăn và thiếu thốn hơn bạn bên ngoài cuộc sống, và chắc chắn rằng việc giúp đỡ họ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, ấm lòng hơn. Ngoài ra nguồn quỹ này cũng được dùng để bạn giúp đỡ người thân, bạn bè những lúc khó khăn.
- Lọ 6: Quỹ Tiêu dùng thiết yếu – 55% thu nhập.
Đây là nguồn quỹ chính để bạn chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày hay các nhu cầu thiết yếu khác như ăn uống, sinh hoạt, chi tiêu quần áo, trang phục… Tùy thuộc vào nguồn thu nhập của bạn mà % cho nguồn quỹ này có thể điều chỉnh lại làm sao để đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu hằng ngày của bạn được đầy đủ nhất.
Trên đây là chia sẻ cách quản lý tài chính cá nhân của Aroma Garden. Với các chị em đã có gia đình và khoản thu chưa ổn định thì còn phức tạp hơn. Bởi vậy chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ để vượt qua giai đoạn khủng khoảng khi dịch Covid 19 quay trở lại. 🙂