Phân biệt tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió

phân biệt tinh dầu tràm trà tràm gió

Trên thị trường tinh dầu Việt Nam phổ biến có hai loại tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Về bản chất, hai loại tinh dầu này đều có công dụng tốt đối với sức khỏe và đều được ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay nhiều khách hàng vẫn chưa biết có sự tồn tại của hai loại tràm này hoặc có biết nhưng vẫn chưa biết cách phân biệt, dẫn đến bối rối và nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Aroma Garden hiện đang phân phối cả hai loại: Tinh dầu tràm trà nguyên chất Lam Hà và Tinh dầu tràm gió nguyên chất Aroma Garden. Qua hơn 6 năm tư vấn và phục vụ đại lý và khách hàng, Aroma đúc rút các nội dung quan trọng nhất để có thể phân biệt tinh dầu tràm trà và tràm gió chất lượng, cũng như phát hiện được các sản phẩm cũng dán mác tinh dầu tràm nhưng không phải hai loại trên.

SO SÁNH TINH DẦU TRÀM TRÀ VÀ TINH DẦU TRÀM GIÓ NGUYÊN CHẤT

  Tinh dầu tràm trà Tinh dầu tràm gió/tràm Huế
Tên tiếng Anh Tea tree oil, Melaleuca oil hay Ti tree oil Cajeput oil
Tên khoa học Malaleuca alternifolia Malaleuca Cajuputi
Nguyên liệu Cành, lá cây tràm trà Lá tươi từ của cây tràm gió/ tràm Huế
Thành phần chính terpinen-4-ol (35.0–48.0%) γ-terpinene (14–28%) α-terpinene (6.0–12.0%) 1,8-cineole (40–60%)
Màu sắc Trong, có ánh vàng Trong, màu vàng hơi xanh lục
Mùi vị Cay the, không nóng Mùi dịu, thơm Cay nóng Mùi hăng, nồng
Đặc tính khác Không kích ứng da, an toàn cho trẻ em Kích ứng da mạnh và đặc biệt là niêm mạc mắt hay da hở, phải pha loãng để sử dụng
Tiêu chuẩn hiện hành ISO 4730 (2017) QCĐP 1:2017/TT-H
Hình ảnh hình ảnh cây tràm trà hình ảnh cây tràm gió
Đặc điểm sinh trưởng   Cây chống chịu không tốt bằng cây tràm gió Cây thân bụi nhỏ, hoa trắng Cây chống chịu tốt
Nguồn gốc Nhập khẩu Úc, ngoài ra có giống được lai ghép và trồng ở một số tỉnh ở Việt Nam, New Guinea, Malaysia, Indonesia Trồng nhiều ở Việt Nam, nổi tiếng nhất ở Phong Điền, Huế, ngoài ra còn có thể tìm thấy ở các nước Đông Nam Á hải đảo.
Sử dụng phổ biến Úc, Mỹ, Châu Âu Y học cổ truyền Việt Nam
Lịch sử Được phát hiện lần đầu năm 1770 tại Úc, sử dụng trong thế chiến II. Sử dụng rộng rãi trong hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Nghiên cứu Y học hiện đại nghiên cứu nhiều Y học cổ truyền nghiên cứu nhiều, y học hiện đại ít nghiên cứu
Phạm vi ứng dụng Làm đẹp là chủ yếu Làm thuốc là chủ yếu
Công dụng Phòng hỗ trợ điều trị hô hấp Phòng hỗ trợ điều chị viêm xoang mũi Trị bệnh ngoài da Sát khuẩn Phòng và hỗ trợ điều trị viêm rang lợi Diệt nấm, đặc biệt nấm miệng, nấm móng Diệt một số nấm gây viêm nhiễm đường sinh dục An toàn và không gây độc hại cho da Dùng để làm mỹ phẩm, kem đánh rang, kem trị mụn Dùng để bảo quản thực phẩm Dùng để bào chế các loại thuốc ho Khử trùng vết thương Xoa bóp tê, đau nhức Xoa bóp giải cảm, ho Làm ấm, nóng cơ thể Hỗ trợ điều trị viêm mũi họng
Giá cả Từ 80k đến 200k/10ml Giá cao hơn tràm gió 130k/50ml, 210k/100ml 

Tạm kết:  

Cần dựa vào đặc điểm cảm quan và công dụng để phân biệt tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Hai loại có điểm chung là công dụng phòng ngừa viêm đường hô hấp (sổ mũi, cảm,….), có thể pha với nước tắm ấm cho bé. Điểm khác nhau lớn nhất là tràm trà được công nhận an lành cho da còn tràm gió nóng, dễ kích ứng da nên thận trọng khi tiếp xúc với da cho dù đã pha loãng.

Nếu chỉ để trị ho, long đờm thì bạn có thể dùng tràm gió. Nếu ngoài trị ho ra muốn trị gàu, giảm rụng tóc, tắm ấm, chữa mụn, nhờn, nấm tay chân thì bạn nên dùng tràm trà. Nếu chỉ muốn phòng cảm lạnh, trị ho cho con có thể chọn tràm gió. Nếu muốn trị viêm nhiễm nấm ngứa, khử mùi, rửa phụ khoa cho mẹ thì chọn tràm trà.

Các chiêu làm giả tinh dầu tràm phổ biến

Dù là tinh dầu tràm gió hay tinh dầu tràm trà, sản phẩm chỉ được bảo đảm khi được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn và chưng cất đúng quy trình, đúng chủng loại lá, kiểm định đúng thành phần cần thiết và độ tinh khiết cao.

Các sản phẩm tinh dầu tràm trên thị trường đa dạng về giá thành, ngoài các yếu tố về vùng nguyên liệu, công nghệ chưng cất, chi phí vận hành, không thể không cân nhắc mức độ tinh khiết của tinh dầu. Theo tìm hiểu của Aroma, tinh dầu tràm trà kém chất lượng thường được pha tinh dầu chổi xể, tinh dầu keo tràm hoặc một số loại hương liệu. Cần phân biệt các loại tinh dầu này để không mua nhầm.

1.      Phân biệt tinh dầu tràm gió trộn chổi xể

Cây chổi xể còn có tên khác là chổi xuể, chổi sể, thanh cao, cây chổi trện. Tên khoa học là Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).

Cây chổi xuể, nguyên liệu làm giả tinh dầu tràm

Tại sao tinh dầu tràm dễ bị trộn tinh dầu chổi xể?

Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như tinh dầu tràm gió với hàm lượng tinh dầu đạt 0,5-0,7% , gấp đôi hàm lượng tinh dầu có trong cây tràm gió. Mặt khác, tinh dầu chổi xể có mùi gần giống với tinh dầu tràm. Giá thành rẻ hơn so với tinh dầu tràm nhiều nên trên thị trường, tinh dầu tràm thường bị trà trộn dưới dạng lá tràm độn lá chổi xể để chưng cất hoặc 100% lá chổi xể. Cũng chính vì nguyên nhân này mà giá bán các loại tinh dầu có sự khác biệt.

Tại sao tinh dầu chổi xể “đội lốt” tinh dầu tràm lại nguy hiểm?

Tinh dầu chổi xể có thành phần nằm giữa tinh dầu tràm và tinh dầu vỏ bưởi, hàm lượng 1,8 cineole rất thấp. Công dụng cũng dùng để chữa ho và sát khuẩn vì nó chứa limonen Chất limonen làm ấm cơ thể và kích thích mọc tóc giống như vỏ bưởi nhưng khá nóng.

Bảng phân tích thành phần hóa học tinh dầu chổi xuể

Vì tinh dầu này quá nóng nên khi sử dụng sẽ không dùng dạng nguyên chất để thoa vào trẻ sơ sinh mà phải pha chế mới dùng được. Nếu để tinh dầu này chạm vào vết thương hở thì gây xót và gây dị ứng với trẻ nhỏ.

Hầu hết trên nhãn bao bì sản phẩm hiện nay không ghi rõ hỗn hợp có thành phần chổi xể. Người tiêu dùng nếu không nắm được sẽ dễ mua nhầm tinh dầu tràm trà giả với công dụng không như mong đợi.

2.      Phân biệt tinh dầu tràm gió trộn keo tràm

Cây keo lá tràm, còn gọi tràm hoa vàng, tràm bông vàng. Tên khoa học khoa học là Acacia auriculiformis là một loài cây thuộc chi Keo (Acacia). Đây là dạng cây gỗ lớn, chủ yếu để làm giấy, gỗ lát sàn. Lá keo tràm to và màu đậm hơn lá tràm gió. Nhờ rễ có tác dụng tổng hợp đạm tự do, cải tạo môi trường đất, chống xói mòn và rừng phòng hộ, khối lượng vật rơi rụng của tràm bông vàng hàng năm cũng rất cao, cây keo lá tràm thường được dùng nhiều trong cải tạo đất sản xuất lâm nghiệp.

Tương tự như lá chổi xể, lá keo tràm cũng cho ra rất nhiều dầu tuy nhiên không có công dụng và mùi hương thơm bằng tinh dầu chỉ chiết xuất hoàn toàn từ lá tràm gió. Tinh dầu tràm keo có màu vàng rộm đậm hơn và mùi hắc hơn tinh dầu tràm gió.

Cây keo tràm dùng trộn tinh dầu tràm

Tạm kết:

Khi đã nắm được đặc tính cũng như điều kiện sản xuất tinh dầu tràm nguyên chất, bạn cần cảnh giác trước các loại sản phẩm ghi nhãn tinh dầu tràm có giá thành rẻ. Về cơ bản, chất lượng công bố bên ngoài cần thống nhất, trung thực với thành phần bên trong. Nếu kỳ vọng tinh dầu tràm nguyên chất với chất lượng đảm bảo, bạn cần trang bị kỹ năng để phát hiện tinh dầu tràm kém chất lượng.

Nếu các bạn cần trao đổi thêm về tinh dầu tràm gió, tinh dầu tràm trà và các loại tinh dầu khác, hãy gửi ý kiến vào nhóm Aroma Garden và khách hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

11 − six =