Chọn sản phẩm an toàn qua độ pH

Chọn sản phẩm an toàn qua độ pH

Làm thế nào để chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe và làn da? Một trong những thước đo cần biết là độ pH. Aroma xin chia sẻ một số thông tin về vấn đề này để các chị em cùng tham khảo.

1.      pH là gì?

pH là từ viết tắt của  “pondus hydrogenii”, là thuật ngữ chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu trong dung dịch có nhiều ion H+ hơn ion OH-  thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu có ít ion H+ hơn OH- thì dung dịch đó có tính bazơ (kiềm). Nếu lượng H+ cân bằng với lượng OH- thì dung dịch trung tính.

Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc dung dịch. Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức: pH = – lg [10] (H+).

Chỉ số pH nằm trong khoảng 0-14, nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0<pH<7, ngược lại dung dịch có tính bazơ thì độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7., Dung dịch trung tính có độ pH xấp xỉ 7.

2.      pH nào phù hợp với cơ thể

Theo nghiên cứu, môi trường nội môi của cơ thể ở khoảng 7,3 đến 7,4 (hơi nghiêng về kiềm nhẹ) là tốt nhất để tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Ở trên bề mặt cơ thể, mỗi khu vực lại phù hợp với độ pH khác nhau. Điều này quyết định ảnh hưởng của việc tiếp xúc các dung dịch hàng ngày đối với cơ thể.

pH nào phù hợp cho tóc

Đối với tóc, độ pH cân bằng là 5,5. Các sản phẩm có độ pH từ 4 đến 5,5 là phù hợp để tóc khỏe. Các sản phẩm dầu gội thường có độ kiềm cao để làm sạch, dễ gây cho tóc khô và gãy rụng. Ngược lại các sản phẩm có pH quá thấp (nhỏ hơn 4) cũng làm tóc khô, sơ, hư tổn, thường là các sản phẩm ủ, xả.

pH nào phù hợp cho da

Đối với da, pH trong khoảng  4-6,5 (có nguồn ghi 4,5-6,2) là độ pH lý tưởng duy trì da ở trạng thái khỏe mạnh, giữ ẩm tự nhiên. Độ pH cao từ 8-8,5 có tính kiềm hơn cao sẽ hợp hơn với làn da nhờn mụn, trong khi đó độ pH từ 4,5-5 phù hợp chăm sóc cho da nhạy cảm và da khô. Đối với da tay, độ pH phù hợp là từ 5-6,5. Nếu độ pH quá cao sẽ làm da tay khô ráp.

pH nào phù hợp cho phụ khoa

Đối với khu vực nhạy cảm của chị em, độ pH bình thường là từ 3,8 đến 4,5. Nếu pH phụ khoa quá cao, nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc mất cân bằng âm đạo sẽ tăng lên, như BV (nhiễm khuẩn âm đạo) và nhiễm trùng nấm men, có thể dẫn đến mùi khó chịu, tiết dịch và ngứa ngáy khó chịu. Vì thế, xà phòng tắm (dùng cho làn da với độ pH cao) thì không nên “tiện thể” dùng cho tắm rửa phụ khoa nhé.

Các chọn sản phẩm an toàn Chọn nước rửa bát trung tính bảo vệ da tay

3.      Yêu cầu độ pH trong các sản phẩm tắm gội tẩy rửa

Tất cả các sản phẩm tắm gội, giặt giũ, rửa mặt, rửa tay, rửa bát, lau sàn hay vệ sinh công nghiệp trong thành phần đều phải chứa chất hoạt động bề mặt để loại bỏ chất bẩn.

Đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da như sữa tắm, dầu gội, nước rửa tay, nước giặt tay thì chúng ta cần lưu ý đến độ pH của chất hoạt động bề mặt. Khoảng pH an toàn cho da thường là 4-8. Với sản phẩm rửa bát thì yêu cầu độ pH nghiêm ngặt hơn, gần với giá trị trung tính hơn là 6-8 để sau lần tráng rửa bát thì pH về giá trị trung tính 7, không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh và niêm mạc ruột, dạ dày.

Giá trị pH cân bằng động của dung dịch khi pha loãng ra 1% là 4-8 với việc dùng ngoài da và 6-8 với nước rửa bát áp dụng cho người có da và thể trạng bình thường, các chỉ tiêu này được ghi trong TCVN: TCVN 6971-2001- Nước tổng hợp dùng trong nhà bếp; TCVN 6972-2001- Nước gội đầu.

4.      pH động, pH tĩnh và chất hoạt động bề mặt

Độ pH tĩnh là độ pH của bản thân chất hoạt động bề mặt. Còn pH động là độ pH đo tổng thể cả dung dịch.

Chất hoạt động bề mặt không an toàn

Các chất hoạt động bề mặt không an toàn là các chất mà khi pha loãng 1% có độ pH nằm ngoài ngưỡng từ 4-8. Các nhà sản xuất phải thêm thành phần cân bằng pH để đạt độ pH đạt ngưỡng yêu cầu, gọi là pH cân bằng động. Các chất hoạt động bề mặt không an toàn phổ biến có Sodium lauryl sunfate (SLS), Sodium laureth sulfat, hay Sodium lauryl ete sulfat (SLES), Natri dodecyl sulfat (SDS) là những dẫn xuất tổng hợp NaOH còn tồn dư kiềm gây tổn hại da.

Cách chọn sản phẩm an toàn, Đọc thành phần sản phẩm xác định độ pH

Ví dụ: Sodium lauryl sunfate (SLS) có pH khi pha loãng 1% là 9,4 cao hơn khoảng an toàn của da, người ta pha thêm citric acid có pH 2-3 vào để trung hòa để đưa pH động về khoảng 6-8. Hai chất này là một chất kiềm yếu và một chất acid yếu, khi trộn với nhau hoàn toàn không xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra muối mới có độ pH trung tính.

Thực chất khi trộn vào nhau sẽ là một tiểu phần SLS có pH 9,4 đứng cạnh tiểu phần citric acid pH 2-3. Hai tiểu phần này khi trộn theo tỷ lệ thích hợp sẽ cho giá trị pH cân bằng động nằm trong khoảng 4-8 đáp ứng được chỉ tiêu Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN. Tuy nhiên khi tiếp xúc với sản phẩm có hai thành phần này này, các tế bào da ở dạng siêu nhỏ tiếp xúc với chất kiềm nhẹ pH >8 và chất acid nhẹ pH <4, nằm vượt ngoài khoảng an toàn của da chịu đựng được. Đó chính là lý do tại sao những người có da nhạy cảm bị nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với sữa tắm, dầu gội, nước rửa bát, nước giặt tay có dùng chất hoạt động bề mặt SLS, SLES.

Chất hoạt động bề mặt êm dịu

Khác với chất hoạt động bề mặt không an toàn, các chất hoạt động bề mặt êm dịu là bản thân chất đó khi hòa loãng 1% đã có giá trị pH nằm trong khoảng 4-8 mà không cần phải đưa thêm một chất nào khác vào để trung hòa pH cân bằng động về khoảng an toàn. Ví dụ: Coco Amidopropyl Betain (CAB) chiết xuất từ dầu dừa có giá trị pH ở nồng độ 1% là 5,5. Giá trị này nằm trong khoảng an toàn 4-8 mà không cần thêm chất trung hòa cân bằng động bởi bản thân nó đã an toàn. Do đó nó được gọi là chất hoạt động êm dịu, an toàn với tất cả các loại da kể cả da nhạy cảm và da em bé.

5.      Lựa chọn sản phẩm an toàn cho cơ thể

Hiểu biết về độ pH sẽ giúp các bạn cách chọn sản phẩm an toàn có độ pH hợp lý, tránh để các sản phẩm với pH không phù hợp tiếp xúc cơ thể, nhất là các khu vực mẫn cảm.

Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý kiểm tra thành phần sản phẩm, nhất là thành phần chất hoạt động bề mặt khi mua sắm. Bạn có thể dùng công cụ phân tích mỹ phẩm trên cosdna.com để kiểm tra. (Tham khảo bài viết Kiểm tra thành phần sản phẩm).

Các chất hoạt động bề mặt được gọi là Surfactant. Nếu chất hoạt động bề mặt không an toàn, trong thành phần thông thường phải có một chất nữa gọi là pH Adjusters (chất điều chỉnh pH). Vì vậy, có những sản phẩm bạn không biết được thành phần hoạt động bề mặt là an toàn hay không, nhưng thấy có thành phần điều chỉnh pH (ví dụ Citric acid), bạn có thể đoán được chất hoạt động bề mặt đó không có pH tĩnh cân bằng, cần tránh sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 × 4 =